“Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đó là câu ca dao đã nói lên tầm quan trọng của lời ăn, tiếng nói. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh nói tục chửi thề đang ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, thuthuat.truongcongthang.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh.
Sau đây là 2 dàn ý và 7 bài văn mẫu, được tổng hợp để giúp học sinh lớp 9 khi làm bài văn nghị luận xã hội.
Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề
Dàn ý nghị luận hiện tượng nói tục, chửi thề
Dàn ý chi tiết số 1
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nói tục chửi thề.
II. Thân bài
1. Giải thích
Khái niệm nói tục chửi thề: nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp.
2. Chứng minh
* Biểu hiện: không chỉ trong giao tiếp với người khác mà cả những nơi công cộng đông người, không chỉ trong lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè mà còn nói tục với những người đáng đáng tuổi cha chú. Những lời lẽ khó nghe được nói ra thản nhiên, không chút suy nghĩ.
* Tác hại:
– Đối với người nói:
- Khó có thể đạt được thành công trong giao tiếp.
- Trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng đến tư cách của bản thân.
- Những người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp thường không được mọi người tôn trọng, bị mọi người xa lánh.
– Đối với người nghe:
- Cảm thấy khó chịu, bực bội, không thoải mái khi giao tiếp, không muốn nói chuyện.
- Có cái nhìn ác cảm với người đối diện.
- Ảnh hưởng đến nhận thức của các em nhỏ còn chưa hiểu biết.
– Đối với toàn xã hội: Làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của cả cộng đồng.
* Nguyên nhân:
– Khách quan: Do môi trường sống không lành mạnh, sớm phải tiếp xúc với lời ăn tiếng nói thô thiển, thiếu văn hóa. Những người nói tục chửi thề có thể là những người thiếu sự quan tâm của những người thân
– Chủ quan: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói.
- Bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh.
- Bản thân không có ý thức tự điều chỉnh, nói nhiều thành thói quen xấu
- Thể hiện bản thân mình trước mọi người.
- Nói cho vui miệng, không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác.
– Lật lại vấn đề: Nhưng vẫn còn trong đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói, ăn nói văn minh lịch sự.
– Giải pháp:
- Tuyên truyền vận động mọi người dùng lời hay ý đẹp, tránh những lời nói khiếm nhã.
- Nhắc nhở mọi người khi thấy mọi người nói tục chửi thề.
- Với bản thân mỗi chúng ta luôn phải tự răn mình phải biết tiêu dùng lời nói có văn hóa trong giao tiếp.
III. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề: Xã hội tiên tiến đòi hỏi con người văn minh trong ứng xử giao tiếp.
Dàn ý chi tiết số 2
I. Mở bài
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức bậc nhất hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
II. Thân bài
1. Giải thích
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
3. Tác hại
– “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó làm cho cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.
– Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.
– Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
4. Nguyên nhân
– Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.
– Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.
– Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Bình luận
– Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
– Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh; trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực; học tập lối sống lành mạnh, văn mình; ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè, đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt…
III. Kết bài
Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.
Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề – Mẫu 1
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Nhưng con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta cần suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình. Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh. Khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được tiêu dùng ngay khi họ giao tiếp với những người lớn tuổi hơn; không chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ biểu đạt ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, làm cho bản thân không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến đạo đức của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi khởi đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể làm cho họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói: “Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắn, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn biểu đạt bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ lịch sự, làm cho người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, những kỹ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng tiên tiến hơn đòi hỏi con người cũng cần trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề – Mẫu 2
Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào, chứa đựng tiềm năng phát triển rất lớn. Vì vậy, học sinh cần được bồi dưỡng trong một môi trường tốt đẹp, được hưởng một nền giáo dục lý tưởng. Nhưng bên cạnh những điều hay lẽ phải được truyền tải từ thầy cô, cha mẹ thì đôi khi học sinh vẫn bị ảnh hưởng xấu bởi những điều không tốt, nó tạo thành một hiện tượng: nói tục chửi thề.
Một trong những điều cấm kỵ trong ngôn ngữ giao tiếp đó là nói tục chửi thề. Tuy nhiên, hiện nay con người lại quá lạm dụng, phát ngôn tự do để tạo điều kiện cho những lời lẽ vô văn hoá, thiếu văn minh ngày càng lan rộng và trở thành hiện tượng trong xã hội. Đặc biệt là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, các em được coi là trong sáng như tờ giấy trắng, cần được tô vẽ những điều tốt đẹp nhưng lại bị tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu như nói tục chửi thề. Ông bà ta thường nói rằng: “Lời nói gói vàng”, song hiện nay đối với các em học sinh, nói tục chửi thề trở thành một “xu thế” đang được phổ biến và lan rộng.
Hiện tượng nói tục chửi thề phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở các em học sinh có độ tuổi từ 12 – 17 tuổi. Sự tự do và lối suy nghĩ thiếu chín chắn đã làm cho cho một số học sinh phát ngôn những lời lẽ thiếu văn minh thậm chí là xúc phạm người khác. Những lời nói tục chửi thề thường xuất hiện trong trường hợp có mâu thuẫn, tranh cãi hoặc trong chính cuộc sống thường ngày, nó trở thành “câu cửa miệng” hoặc thói quen phát ngôn. Những lời nói ấy đã dẫn hình thành nên thói quen xấu của những học sinh, lâu dần hình thành nên nhân cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành nhận thức và tư duy. Hơn hết, nói tục chửi bậy làm cho cho chúng ta khó khăn hơn trong quá trình giao tiếp đúng nghĩa. Những lời nói ấy có thể gây nên những ác cảm, làm cho người khác đánh giá chúng ta là một con người vô văn hoá và thiếu giáo dục. Đối với người nghe, lời nói thô tục gây ra sự khó chịu, phẫn nộ, bực bội khi giao tiếp. Họ sẽ không muốn nói chuyện với những người có thói quen nói tục chửi thề bởi nó ảnh hưởng đến nhận thức, hành động về sau. Thậm chí, làm đảo lộn những giá trị đạo đức, chuẩn mực của xã hội đề ra.
Và lẽ dĩ nhiên không ngẫu nhiên mà con người có thể phát ngôn những lời lẽ thiếu văn hoá như vậy. Có thể là do môi trường sống không lành mạnh, trong sạch làm cho con người ta dễ lây nhiễm những thói hư tật xấu. Nhất là học sinh – lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ thiếu văn minh của cha mẹ chúng và những người xung quanh. Những người đó thường là những người thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình và thầy cô. Quan trọng nhất vẫn là do chưa có sự nhận thức để những lời nói thô tục du nhập, tiếp nhận chúng và tiêu dùng chúng như ngôn ngữ thông thường.
Chính vì vậy mà vai trò của giáo dục vô cùng quan trọng. Nhà trường và các bậc phụ huynh cần kết hợp để dạy dỗ học sinh, phổ biến những nội quy, đưa ra những hình thức xử lý chính đáng cho những người vi phạm. Người lớn cần cho các em học sinh biết và hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ giao tiếp tối thiểu để trở thành một con người văn minh trong xã hội. Tuy nhiên, không phải học sinh, người nào cũng nói tục chửi thề, họ có một lối ngôn ngữ rất thông tuệ và văn minh đáng để học hỏi và tôn trọng.
Trong xã hội có vô vàn các hiện tượng tốt xấu khác nhau. Hiện tượng tốt thì chúng ta cần lan rộng và phát huy, những hiện tượng xấu như nói tục chửi thề cần được khắc phục triệt để để con người ngày một văn minh hơn.
Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề – Mẫu 3
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức bậc nhất hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung. “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó làm cho cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”. Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. Nguy hiểm hơn nữa là nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Từ một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục rồi lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau. Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.
Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề – Mẫu 4
Ông bà ta đã có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, ý muốn nói đến tầm quan trọng của những ngôn từ, lời nói trong mối quan hệ giữa người với người. Thế nhưng, bên cạnh những lời hay ý đẹp thì vấn nạn chửi tục, nói bậy vẫn thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đối thoại đời thường. Đặc biệt, hiện tượng này liên tục xảy ra ở giới trẻ, gây nên những hệ quả khôn lường.
Nói tục chửi bậy là một biểu hiện xấu trong phong cách giao tiếp của mỗi người. Thay vì họ tích cực nói những lời hay lẽ phải, dịu dàng ôn hòa trong văn hóa ứng xử, thì họ lại tiêu dùng những từ ngữ thô lỗ, thiếu lịch sự và có phần phản cảm. Những lời nói đó có thể dẫn đến tổn thương tinh thần, nhân phẩm của mỗi cá nhân và gây nên những tranh cãi, ẩu đả ngoài tầm kiểm soát.
Hiện tượng này xảy ra ở rất nhiều tầng lớp, lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi họ đang trong độ tuổi trưởng thành, chưa rèn rũa, suy nghĩ cẩn trọng về văn hóa ứng xử, giao tiếp dẫn đến việc tiếp thu những ngôn ngữ “xấu”. Nhiều người xem việc nói tục là những câu nói rất bình thường, còn biểu đạt độ chịu chơi, phong cách. Thế nhưng, nếu những lời nói đó trở thành cửa cửa miệng, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và là một thói quen thì sẽ thật khó chịu, phản cảm, hình thành nên một văn hóa giao tiếp vô cùng xấu.
Hay ngay cả những người trưởng thành, họ cũng hay dùng những câu chửi bậy một cách vô tư thoải mái. Vô tình, những điều đó trở thành tấm gương, hình ảnh cho con trẻ học tập. Đã có rất nhiều vụ ẩu đả, xô xát vì việc đùa giỡn, chửi nhau vì một câu nói tục mà dẫn đến giết người. Hay khi cả một nhóm người tụ tập, vui đùa ở nơi công cộng, hình ảnh những con người chững chạc nhưng lại thốt ra những câu cục cằn, thô lỗ thì thật là đáng lo ngại. Do du nhập từ các nền văn hóa, phim ảnh và sự biến chất của ngôn ngữ, các bạn trẻ gọi là “ngôn ngữ thời @”. Những cô cậu bé trẻ măng, nhưng khi nói thì luôn kèm theo “vãi chưởng”, “định mệnh”… đến cả những bậc phụ huynh, ông bà cũng không thể hiểu nổi ý nghĩa của lời nói ấy.
Nói tục chửi bậy khi đã là thói quen, xu thế sẽ rất khó bỏ, thế nhưng không phải là không thể. Bằng cách gìn giữ ngôn ngữ đẹp, nhận thức được tầm quan trọng của lời nói để bài trừ những ngôn ngữ xấu. Trường học cần xây dựng những nội quy chuẩn mực, phép tắc trong giao tiếp người mỗi người với nhau. Người đời có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”, những đứa trẻ như tờ giấy trắng thì người lớn cần có ý thức bảo ban, dạy dỗ những lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Xã hội ngày càng văn minh, con người cần tích cực loại bỏ những thói hư ăn nói bậy bạ trong môi trường sống để giúp xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp.
Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề – Mẫu 5
Thế hệ trẻ hôm nay có những ưu điểm vượt trội so với các thế hệ trước như khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật rất nhanh, năng động, sáng tạo trong nếp nghĩ, nếp làm việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít người lại mắc phải những thói hư tật xấu, trong đó có nói tục, chửi thề. Đây là hiện tượng đáng phê phán bởi nó là biểu hiện của nhận thức lệch lạc và cách sống thiếu văn hóa.
Dân gian đã nói: “Người thanh tiếng nói cũng thanh” hoặc “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe” với ý khẳng định thông qua lời ăn tiếng nói của một cá nhân nào đó, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, phẩm giá của cá nhân đó. Trong cuộc sống hằng ngày, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng, không gì thay thế được. Ngoài ngôn ngữ chung của toàn xã hội, còn có ngôn ngữ riêng của từng người. Khi giao tiếp, chúng ta phải tiêu dùng đồng thời hai loại ngôn ngữ đó để đạt được mục đích giao tiếp.
Ông cha ta dạy con cháu phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” chính là học cách tiêu dùng ngôn ngữ sao cho đúng, cho hay. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu và đẹp, có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm vụ của các thế hệ sau là phải học tập, gìn giữ và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. Ấy vậy nhưng có một thực tế đáng lo ngại là nhiều người không nhận thức được điều đó mà ngược lại còn vô tình hay cố ý phá hoại thứ của cải tinh thần vô giá ấy.
Hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện rất nhiều ở những nơi công cộng, kể cả ở trường học là nơi kỉ luật khá nghiêm túc, chặt chẽ. Để ý một chút, ta sẽ thấy hễ cứ dăm ba bạn trai tụ tập với nhau là y như hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện. Có bạn hầu như cứ mở miệng ra là văng tục trước rồi mới nói sau. Mãi thành quen, cứ ngẫu nhiên, bất chấp những người xung quanh muốn nghĩ sao thì nghĩ. Tệ hại hơn, có nhiều bạn lại cho rằng dám nói tục chửi thề mới là “dân chơi sành điệu”.
Trong những năm gần đây, ở Hà Nội và một số địa phương khác, trong học sinh, sinh viên còn nảy sinh hiện tượng “tự chế” ra những từ mới mà họ cho là hay, là độc đáo. Ví dụ như khi khen một cái gì đó, họ nói: “Cái áo này hơi bị đẹp!”; “Món này hơi bị ngon!”, “Cậu hơi bị yết kiêu đấy!”. Rồi thì “tinh vi”, “bố tướng”, “lăn tăn”, “chập cheng”, “ẩm IC”, “xong phắt”, “nói cho nhanh”, “bùng”, “phắn”, “biến”, “lặn”, “bà vãi”, “ông khốt”, “thằng chíp hôi” cùng bao nhiêu từ bậy bạ khác không hề có trong từ điển, trong cung cách nói năng đường hoàng, lễ độ xưa nay. Nghe những từ ngữ, những câu nói chối tai của họ, nhiều người nhăn mặt, khó chịu và cho rằng đó là biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa, văn minh, làm ô nhiễm môi trường xã hội.
Nói tục, chửi thề là một thói xấu đáng chê trách, phê phán. Lứa tuổi học sinh chúng ta không nên bắt chước thói xấu đó. Hãy luôn nhớ lời khuyên của ông cha: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Để có thể nói đúng, nói hay, chúng ta cần phải có ý chí và nghị lực rèn luyện trong quá trình lâu dài thì mới đạt kết quả tốt.
Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề – Mẫu 6
“Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” – câu ca dao trên đã nói lên tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Vậy mà ngày nay, hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề đang diễn ra rất phổ biến gây ảnh hưởng tới giá trị nhận thức của cộng đồng.
Nói tục, chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, văn hóa khi giao tiếp với bạn bè, người lớn tuổi thậm chí cả những lúc tức giận vô thức thốt lên lời chửi thề. Bất cứ lúc nào, bất kỳ cuộc nói chuyện với ai họ đều nói tục, với họ nói tục cũng giống như những lời nói bình thường trong giao tiếp.
Đôi khi là bạn học sinh này bắt chước bạn khác nói tục, chửi thề rồi dần dần trở thành một thói quen xấu làm cho người giao tiếp với họ bực mình, khó chịu, không muốn giao tiếp. Và các bạn học sinh không nhận ra rằng khi họ nói tục, chửi bậy sẽ tạo ra phản cảm với người đối diện, trở thành người thiếu văn minh, kém hiểu biết trong mắt người khác. Người nói tục, chửi thể nghiễm nhiên không được mọi người say mê thậm chí là xa lánh.
Nguyên nhân chủ quan của hiện tượng này là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói lịch sự. Họ nói cho vui miệng, nói như một cách để biểu đạt bản thân mình khác, mình chất. Họ cũng chưa hiểu được nói tục chửi bậy là hành vi xấu, là biểu hiện của những người kém văn minh. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét đến nguyên nhân khách quan là do từ nhỏ, những học sinh đó đã tiếp xúc trong môi trường sống không lành mạnh, toàn những người nói tục thô thiển làm cho họ lây nhiễm tật xấu nói tục và chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề.
Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề, thì bố mẹ và nhà trường có trách nhiệm rất quan trọng. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ dễ học những thói xấu đó từ bên ngoài cho nên bố mẹ cần có trách nhiệm không được để trẻ học những thói hư, tật xấu đó. Nhà trường cũng nên tuyên truyền cho các học sinh biết tầm quan trọng của lời nói, dùng lời hay ý đẹp trong giao tiếp và ngăn cấm triệt để hiện tượng học sinh ăn nói thiếu văn minh.
Như vậy, để trở thành một con người văn minh, tài giỏi thì trước hết bản thân mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của lời nói và không nói tục, chửi thề trong mọi trường hợp.
Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề – Mẫu 7
“Lời tử tế ngắn gọn dễ nói nhưng âm vang của nó thực sự vô tận”. Quả vậy, lời nói là một trong những yếu tố quyết định đến nhân cách của một con người. Nhưng hiện nay, ở đối tượng học sinh lại xuất hiện một hiện tượng đáng báo động trong văn hóa ứng xử học đường – nói tục chửi thề.
Đầu tiên hiện tượng nói tục chửi thề được hiểu vô cùng đơn giản là nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp. Đôi khi lời nói tục, chửi thề còn xuất hiện ở những nơi công cộng đông người. Nhiều học sinh không chỉ trong lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè mà còn nói tục với những người đáng đáng tuổi cha chú. Những lời lẽ khó nghe được nói ra thản nhiên, không chút suy nghĩ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng đặc biệt nhiều nhất ở học sinh. Đó là khi nhiều học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác (bạn bè, thầy cô) hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
Nói tục chửi thề đã để lại nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung. Việc nói tục chửi thề ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Những người như vậy bị xem là kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa. Nó cũng làm cho cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Bên cạnh đó việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là những hành vi bạo lực học đường, tiêu biểu là đánh nhau. Đặc biệt nguy hiểm khi không ngăn chặn thói xấu này, bởi khi đã trở thành “một thói quen khó bỏ” thì nó sẽ để lại nhiều hệ lụy về sau.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến hiện tượng trên? Đầu tiên có lẽ phải kể đến sự ảnh hưởng đến từ gia đình, đặc biệt là bố mẹ – những tấm gương gần gũi nhất để con mình học tập và làm theo. Thứ hai chính là sự ảnh hưởng từ bạn bè – những người gần gũi thứ hai, có thể ban đầu nhiều người còn cảm thấy phản cảm, nhưng nếu xung quanh mình có quá nhiều bạn bè nói tục chửi thề, lâu dần sẽ dẫn đến “nghe quen tai, nói quen miệng” mà học theo lúc nào không hay. Cuối cùng cũng do nhà trường chưa có những biện pháp giáo dục tích cực để rèn luyện cho các em học sinh.
Chính vì những nguyên nhân đó mà cần có những biện pháp cụ thể đến từ gia đình, bạn bè thầy cô và nhà trường. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Cần giáo dục đứa trẻ ngay từ nhỏ để không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động lành mạnh để học sinh giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp, tránh xa những điều xấu xa. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi cá nhân về việc cần nói những lời hay ý đẹp để trở thành một người văn minh, lịch sự.
Một đất nước văn minh xuất phát từ sự văn minh của từng công dân. Học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng một đất nước phát triển và giàu đẹp.
Nguồn: Sưu tầm internet
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.