Tính từ và cụm tính từ là một trong những kiến thức phần Tiếng Việt quan trọng thuộc chương trình Ngữ văn lớp 6.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Tính từ và cụm tính từ, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Soạn văn 6: Tính từ và cụm tính từ
Soạn văn Tính từ và cụm tính từ
I. Đặc điểm của tính từ
1. Tìm tính từ trong các câu trong SGK:
a. Các tính từ: bé, oai
b. Các tính từ: nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi.
2. Kể thêm một số tính từ em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng.
– Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng…
– Tính từ chỉ đặc điểm: to, bé, cao, thấp, gầy, béo…
3. So sánh tính từ với động từ:
– Về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…: Cả hai đều có khả năng kết hợp.
– Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Đều có khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Nhưng khả năng làm chủ ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
=> Tổng kết:
– Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
– Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
– Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
II. Các loại tính từ
1. Trong số các tính từ vừa tìm được ở phần I:
– Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá: bé, oai, héo, nhạt.
– Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
2. Giải thích các hiện tượng trên
Tính từ được chia ra làm hai loại:
– Tính từ tương đối (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá…)
– Tính từ tuyệt đối (không kết hợp được với các từ chỉ mức độ)
=> Tổng kết: Có hai loại tính từ chính:
– Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá…)
– Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp được với các từ chỉ mức độ)
III. Cụm tính từ
1. Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong SGK:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
vốn đã rất |
yên tĩnh |
|
nhỏ |
lại |
|
sáng |
vằng vặc ở trên không |
2. Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ở phần trước, phần sau cụm tính từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì.
– Một số từ có thể làm phụ trước là còn, quá, không, chưa, chẳng…
– Một số từ có thể làm phụ sau: lắm, nhất, như (sự vật so sánh)…
– Các phụ ngữ ở đằng trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định…
– Các phụ sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất…
=> Tổng kết:
– Mô hình cụm tính từ:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
vẫn/còn/đang |
trẻ |
như một thanh niên |
– Trong cụm tính từ:
- Các phụ ngữ ở đằng trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định…
- Các phụ sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất…
IV. Luyện tập
Câu 1. Tìm các cụm tính từ trong các câu nhận xét của năm ông thấy bói khi nhận xét về con voi:
a. sun sun như con đỉa
b. chần chẫn như cái đòn càn
c. bè bè như cái quạt thóc
d. sừng sững như cái cột đình
e. tun tủn như cái chổi sể
Câu 2. Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?
– Xét về cấu tạo tính từ trong các câu thuộc từ láy (sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn) có tác dụng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
– Hình ảnh mà các tính từ trên gợi ra là những sự vật tầm thường, không gợi ra sự vật lớn lao.
– Các sự vật được đem so sánh với con voi là những sự vật tầm thường, không gợi ra được sự lớn lao, vĩ đại.
Câu 3. Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả biển và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì?
Những động từ và tính từ sau dữ dội, mạnh mẽ hơn lần trước, biểu đạt thái độ của cá vàng trước sự đòi hỏi quá quắt của người vợ.
Câu 4. Quá trình thay đổi từ không có đến có, rồi từ có trở lại không trong đời sống của vợ chồng người đánh cá (Ông lão đánh cá và con cá vàng) biểu đạt qua cách dùng từ trong cụm danh từ trong SGK như thế nào?
– Quá trình thay đổi từ không có đến có, tính chất của các sư vật tăng dần theo chiều hướng tích cực (máng lợn sứt mẻ – máng lớn mới, túp lều nát – ngôi nhà đẹp – lâu đài to lớn – cung điện nguy nga).
– Sự thay đổi từ không có rồi trở về có theo vòng tuần hoàn (máng lợn đã sứt mẻ – máng lợn sứt mẻ, túp lều nát – túp lều nát).
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Tìm tính từ trong đoạn văn dưới đây:
“Tre lũy làng thay lá… Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!…”
(Trích Lũy làng, Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 2. Xác định cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ có trong các câu sau:
a. Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, dễ thương tuyệt trần.
b. Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết.
(Thạch Sanh)
c. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
(Thạch Sanh)
d. Cô ấy vô cùng ngạc nhiên về thành tích của tôi.
Gợi ý:
Câu 1. Các tính từ gồm: mới, sớm, xanh lục, trong, đẹp, sôi động, cứng cỏi, mềm mại, xốp, trắng, non, kín đáo, ngây thơ.
Câu 2.
a. Cụm tính từ: dễ thương tuyệt trần
b. Cụm động từ: vừa khôn lớn
c.
– Cụm động từ: sống lủi thủi
– Cụm danh từ: một túp lều cũ, cả gia tài, một lưỡi búa của cha để lại
d. Cụm tính từ: vô cùng ngạc nhiên
Nguồn: Sưu tầm internet
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.