Các đối tượng đề nghị người dân cung cấp số biên bản, nếu chưa nhận được biên bản, thì cung cấp tên tuổi, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để thông báo số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt.
Tiếp đó các đối tượng sẽ yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng đồng thời yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt.
Có trường hợp, các đối tượng còn yêu cầu người dân cài phẩn mềm Dịch vụ công giả mạo để nộp phạt trực tuyến. Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, người dân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.
Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn lừa đảo trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Đối với việc xử lý vi phạm giao thông, các đơn vị Cảnh sát giao thông không nhắn tin, không gọi điện thoại yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân, không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền hoặc cài đặt phần mềm để nộp phạt trực tuyến. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Công nghệ | Tổng hợp tin tức Công nghệ mới nhất trong ngày
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.